Sunday, March 13, 2011

Tổng quan về kinh tế học #1




Nói đến kinh tế là nói đến quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa, của cải vật chất và tinh thần trong xã hội. Thông qua quá trình đó, con người tương tác với nhau để tạo ra của cải vật chất hay những giá trị mới, tái phân bổ chúng, phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống, rồi lại lao động và lại tái tạo ra những giá trị mới khác,... Đó là tổng thể của cái gọi là nền kinh tế. Làm sao để nền kinh tế tạo ra thật nhiều giá trị? Làm sao để quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa hiệu quả hơn?... Đó là những vấn đề của kinh tế học.

Một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế là thị trường và tiền tệ.

Nơi hàng hóa được đem ra trao đổi, mua bán được gọi là thị trường. Vd: thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, chợ,...

Hàng hóa có thể được trao đổi, mua bán trên thị trường dưới nhiều hình thức:
- Trao đổi trực tiếp:
   vd: 1 trâu đổi 100 thúng lúa
- Trao đổi gián tiếp (quy đổi sang một loại hàng hóa trung gian)
   vd: 1 trâu <-> 100 thúng lúa
         1 bò <-> 80 thúng lúa
         1 căn nhà <-> 1000 thúng lúa
   hoặc,
         1 trâu <-> 1 lượng vàng
         1 bò <-> 0.5 lượng vàng
         1 nhà <-> 100 lượng vàng

Yếu tố đóng vai trò trung gian trong trao đổi hàng hóa được gọi là tiền tệ. Thời xưa, tiền tệ cũng chính là hàng hóa (lúa, vàng, bạc,...), bản thân chúng có giá trị nội tại. Khi kinh tế ngày càng phát triển, nhiều hình thức tiền tệ khác ra đời làm cho quá trình trao đổi, lưu thông hàng hóa thuận tiện, nhanh chóng hơn như tiền đồng, tiền giấy, tiền điện tử,... Tiền tệ trở về với đúng bản chất của nó: làm trung gian trong trao đổi hàng hóa, bản thân nó không có hoặc có rất ít giá trị nội tại. Vai trò trung gian, đại diện cho giá trị thực đó của tiền tệ được đảm bảo bởi nhà nước và pháp luật.

No comments: